Những Vấn Đề Trong Quản Lý Nhân Sự Trong Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ

Những Vấn Đề Trong Quản Lý Nhân Sự Trong Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ

Từ thực tế ta có thể thấy được rằng, dù có thay đổi sâu sắc thế nào thì con người vẫn luôn là trung tâm, là yếu tố quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Do đó, công tác quản lý nhân sự đóng một vai trò quan trọng, tạo ra sức mạnh phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quản trị nhân sự trong doanh nghiệp không phải là một công việc dễ dàng khi nó yêu cầu sự hài hòa giữa lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động, sự hiệu quả trong quá trình tuyển dụng, thu hút, đào tạo và phát triển đội ngũ cũng như sự khéo léo trong việc xây dựng tính đoàn kết trong doanh nghiệp. Vậy đâu là những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong công tác quản lý nhân sự, quản trị nguồn nhân lực?

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản trị nhân sự trong doanh nghiệp

Nhân tố môi trường bên ngoài gồm có tình hình kinh tế, thời cơ kinh doanh, các yếu tố về văn hóa xã hội, vùng miền, luật pháp, khoa học kỹ thuật, dân số và lực lượng lao động.

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản trị nhân sự trong doanh nghiệp

Nhân tố môi trường bên trong tổ chức gồm có mục tiêu của doanh nghiệp, chiến lược phát triển kinh doanh, không khí, văn hóa, hệ giá trị niềm tin của doanh nghiệp.

Các nhân tố thuộc về người lao động như nhu cầu, sở thích, đòi hỏi về tiền lương và đãi ngộ, trình độ, kế hoạch.

Các nhân tố thuộc về nhà quản trị gồm trình độ, tầm nhìn, nhận thức về vai trò của công tác quản trị nhân lực và các chức năng khác trong công ty, hiểu biết về nhu cầu của nhân viên,

Khó khăn trong quản lý nhân sự

Gặp phải những phàn nàn về chính sách lương, thưởng, đãi ngộ

Gặp phải những phàn nàn về chính sách lương, thưởng, đãi ngộ

Đây là điều mà rất nhiều Giám đốc nhân sự gặp phải. Nguyên nhân của việc này có thể là do sự thiếu cơ sở phục vụ cho việc đánh giá trình độ, kinh nghiệm cũng như sự phát triển của từng cá nhân. Chính việc thiếu cơ sở này mà việc phân tích, phân loại mức lương và tính lương cho nhân sự đảm bảo hợp lý và công bằng gặp nhiều khó khăn. Giám đốc nhân sự cũng bị động và chịu “sức ép tế nhị” trong việc sắp xếp hệ thống tiền lương, dẫn đến sự mất cân bằng trong hệ thống tiền lương.

Related Posts:  Nhìn Lại Covid 19 Đã Thúc Đẩy Dịch Vụ Chuyển Đổi Số Nào Trong Năm Nay?

Dư thừa và thiếu hụt nguồn nhân lực

Việc dư thừa hoặc thiếu hụt nhân sự là tình trạng khá thường thấy trong doanh nghiệp. Vấn đề có thể nằm ở khâu hoạch định, phân bổ, và tuyển dụng người lao động. Thực tế là người quản lý thường không có đủ cơ sở để chỉ ra số lượng thực tế và các loại kỹ năng cần thiết cho việc tuyển dụng, sắp xếp lại nhân viên hoặc đề bạt phát triển nhân viên

Tỷ lệ luân chuyển lao động tăng cao

Tỷ lệ luân chuyển lao động tăng cao

Tình trạng lao động cũ bỏ đi, lao động mới vào xin việc liên tục, các cuộc phỏng vấn diễn ra triền miên là một vấn đề rất đáng ngại trong doanh nghiệp. Các câu hỏi bạn cần đặt ra là tại sao lại như vậy, liệu việc trả lương có công bằng chính xác không, liệu người lao động có đồng ý với chính sách vận dụng trong quản lý nhân lực không,…

Hài hoà các mối quan hệ nội bộ phức tạp

Các mối quan hệ nội bộ trong doanh nghiệp gồm mối quan hệ giữa người lao động với người lao động, giữa người lao động và người sử dụng lao động. Những mối quan hệ này thường rất phức tạp và việc điều hòa chúng là không hề dễ dàng, đòi hỏi kĩ năng đàm phán, thuyết phục, hòa giải.

Tìm kiếm và phát triển nhân tài

Tìm kiếm và phát triển nhân tài

Việc tìm kiếm và phát triển nhân tài cũng không phải là một công việc dễ dàng trong quản lý nhân sự. Doanh nghiệp gặp các khó khăn khi tìm kiếm nhân tài phần vì do “nhân tài như lá mùa thu”, một phần là do thiếu các căn cứ cơ bản cho việc xác định các loại kĩ năng cần thiết để tuyển dụng. Công tác đào tạo, đánh giá, phân bổ đúng người đúng vị trí thường thiếu thông tin và cơ sở.

=>>>> Tham khảo bài viết 10 Bí Quyết Quản Lý Nhân Sự Hiệu Quả Mà Doanh Nghiệp Không Thể Thiếu!

Những khó khăn và cơ hội trong quản lý nhân sự trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

Những điểm tích cực khi làm việc trong doanh nghiệp nhỏ

• Trách nhiệm. Làm việc cho một tổ chức vừa và nhỏ có nghĩa là bạn sẽ có khả năng đảm nhận vai trò khác nhau. Đơn giản là không có đủ người cho phép bạn chuyên sâu vào một vai trò.

Những điểm tích cực khi làm việc trong doanh nghiệp nhỏ

• Tất cả trong một. Những người làm việc trong các doanh nghiệp siêu nhỏ nói chung có ý thức cao về “quyền sở hữu”, và điều đó đặc biệt mạnh mẽ nếu bạn đang quản lý trong một doanh nghiệp gia đình. Thông thường, các chủ sở hữu có cam kết tình cảm và tài chính mạnh mẽ cho công ty, và họ chuẩn bị để “đi thêm những dặm” để làm nên một thành công.

• Ra quyết định nhanh hơn. Không có một hệ thống phân cấp phức tạp, việc ra quyết định có thể cực kỳ nhanh chóng.

Khó khăn khi làm việc ở doanh nghiệp vừa và nhỏ

Có những áp lực trong việc lãnh đạo một nhóm nhỏ hoặc trong một tổ chức vừa nhỏ. Trong thực tế, hầu hết các lợi ích chúng ta đề cập đều có mặt trái của nó.

• Thiếu thưởng hoặc công nhận. Các công ty có ít hoặc không có quản lý thường được gọi là tổ chức phẳng. Điều đó có nghĩa là có rất ít cơ hội thăng tiến.

• Thiếu các đội hỗ trợ. Trong một doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không có các dịch vụ, như bộ phận nguồn nhân lực, đội ngũ pháp lý hoặc hành chính. Điều đó có nghĩa bạn sẽ mất thời gian hơn với công việc hành chính.

• Can thiệp của chủ sở hữu. Chủ sở hữu khó để nhân viên làm việc độc lập hoàn toàn hoặc để “buông dây cương”.

Quản lý trong nhân sự trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các kỹ năng cần thiết để quản lý một nhóm nhỏ hoặc một doanh nghiệp vừa và nhỏ:

• Hiểu được vai trò của mình. Bạn cần phải rõ ràng về vai trò và trách nhiệm của mình. Yêu cầu chủ sở hữu để viết mô tả công việc cho bạn.

Related Posts:  Tìm hiểu quy trình thiết kế phần mềm quản lý nhân sự

• Xác định vai trò cho nhóm của bạn. Nhân viên của bạn sẽ có hiệu quả hơn nếu họ hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình. Kỹ năng giao tiếp là chìa khóa để đảm bảo rằng các thành viên trong nhóm của bạn biết những gì được mong đợi từ họ.

• Đừng né tránh đưa ra quyết định khó khăn. Bạn có thể sẽ xây dựng mối quan hệ gần gũi với các thành viên trong nhóm tại doanh nghiệp siêu nhỏ, và có thể khó khăn để được vô tư trong hoạt động quản lý, nhưng bạn cần đối diện và sẵn sàng chấp nhận những quyết định khó khăn khi tham gia quản lý gia đình hoặc người thân.

Quản lý trong nhân sự trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

• Hãy nhận biết sự căng thẳng và khối lượng công việc. Chia sẻ với nhân viên để giúp họ cam kết thành công, và hãy cẩn thận rằng để nó không dẫn đến căng thẳng hoặc kiệt sức.

• Nhận ra sự cần thiết của những kỹ năng mới. Một doanh nghiệp đang phát triển sẽ cần giúp đỡ và cần tư vấn từ các chuyên gia cho một số lĩnh vực.

• Khi những người mới gia nhập đội ngũ của bạn, huấn luyện và đào tạo họ. Một huấn luyện viên tốt thực sự có thể phát triển các kỹ năng và khả năng của người khác, và tăng hiệu suất của họ.

• Quản lý bản thân. Việc phát triển các kỹ năng của bản thân là cần thiết đối với quản lý của các công ty đang phát triển.

Khi công ty mở rộng, hãy chắc chắn rằng bạn tiếp tục phát triển các kỹ năng mà có giá trị và tạo ra giá trị mới. Đảm bảo duy trì thông tin liên lạc trong và ngoài doanh nghiệp bằng cách xây dựng một mạng lưới quan hệ sẽ là một chiến lược cho bất cứ nhà lãnh đạo tại doanh nghiệp vừa và nhỏ nào.

Nguồn bài viết: https://dx.smartosc.com/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *